Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Nikon Df Review

Chiếc máy ảnh dáng "hoài cổ" (retro) của Nikon sắp ra mắt, và bất ngờ lớn nhất là Nikon đã quyết định sử dụng cảm biến CMOS full-frame 16.2 MP của Nikon D4 trên Nikon Df. Đánh giá dưới đây được tham khảo  từ trang TechRadar.
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon Df
Thay vì sử dụng một cảm biến lớn hơn như 24.3 MP trên chiếc Nikon D610 hay cảm biến 36.3 MP như trên Nikon D800, Nikon đã chọn sử dụng bộ cảm biến 16.2 MP cho Nikon Df.
Việc sử dụng cảm biến 16 MP cũng không hoàn toàn là một điểm yếu, do trên cảm biến độ phân giải thấp hơn thì kích cỡ điểm ảnh sẽ lớn hơn và nhờ đó sẽ thu được nhiều sáng hơn, tạo ra tín hiệu mạnh và ít đòi hỏi phải phóng đại tín hiệu. Nhờ đó, ảnh sẽ ít nhiễu hơn và "sạch" hơn.
Nikon Df được trang bị vi xử lý hình ảnh EXPEED 3 giống như Nikon D610, D800 và D4. Nhờ đó, máy hỗ trợ ISO từ 100 – 12.800, và với các tùy chỉnh mở rộng có thể đạt ISO 50 – 204.800, ngang ngửa với D4.
Nikon Df có khả năng chụp liên tiếp với tốc độ 5,5 khung hình/giây với tối đa là 100 bức ảnh. Ảnh được lưu trên thẻ nhớ chuẩn SD/SDHC/SDXC. Không giống như những chiếc máy ảnh FX khác của Nikon, bạn chỉ có 1 cổng cắm thẻ trên Nikon Df.
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon Df
Df chỉ có một khe cắm thẻ nhớ
Trong khi Nikon Df có thân hình mới hoàn toàn, với dáng vẻ mang đậm tính hoài cổ, phần lớn các chi tiết đều không quá xa lạ. Hệ thống lấy nét sử dụng module Multi-CAM 4800 giống như D610 và có 39 điểm lấy nét tự động. Màn hình LCD phía sau lưng máy là loại 3.2 inch với độ phân giải cao. Bạn có thể hiển thị lưới 9 ô trên màn hình. Bạn có thể crop ảnh để thu được ảnh tỉ lệ 16:9 hoặc 1:1.
Nikon Df giống với một chiếc SLR hơn là một chiếc máy ảnh không gương lật, và do đó có ống ngắm quang học cho phép bạn nhìn hình ảnh trực tiếp từ ống kính. Trường nhìn của ống ngắm là 100% với độ phóng đại 0.7x, bên cạnh khả năng crop DX khi gắn ống DX.
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon Df
Màn hình của Df có kích cỡ bằng với D610

Đặc biệt, Nikon Df là máy ảnh đầu tiên được trang bị một cần gạt đặc biệt mà Nikon gọi là collapsible metering coupling lever cho phép máy ảnh này gắn được trực tiếp mọi ống kính Nikkor, kể cả dòng ống kính cũ Non-AI. Bạn có thể đo sáng với khẩu độ tối đa trên các ống kính Non-AI trong chế độ ưu tiên khẩu độ hoặc trong chế độ chỉnh phơi sáng tay như là với các ống Al Nikkor, nghĩa là bạn có thể đo sáng với khẩu độ tối đa trong tất cả các chế độ phơi sáng.
Nikon Df có 4 chế độ phơi sáng PSAM quen thuộc, song lại không có các chế độ hoàn toàn tự động hoặc chọn cảnh. Tuy vậy, máy có các chế độ Picture Control quen thuộc cho phép chỉnh sửa ảnh JPEG và tạo ra các bức ảnh có hiệu ứng ngay trên máy.
Với tính năng dual-axis digital level (cân bằng số hai trục ngang dọc) được tích hợp, hình ảnh trên màn hình LCD sẽ được căn chỉnh theo độ nghiêng của máy ảnh, nhằm đảm bảo hình ảnh luôn được cân bằng cho dù tay cầm máy của bạn có thể đang bị nghiêng. Tính năng này cũng được áp dụng khi bạn sử dụng kính ngắm.

Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon Df
Rất tiếc, Nikon Df lại bị thiếu mất một số tính năng cơ bản. Trước hết là đèn flash pop-up, một điều không đáng ngạc nhiên lắm vì đây là một chiếc máy full-frame hoài cổ có hotshoe. Nikon Df cũng không có khả năng quay video: đây là một chiếc máy ảnh dành riêng cho chụp ảnh.
Cuối cùng, Nikon Df không được tích hợp Wi-Fi, song lại tương thích với Adapter WU-1a của Nikon cho phép chia sẻ ảnh lên smartphone hoặc tablet. Bạn cũng có thể sử dụng đầu nhận không dây WR-r10 và đầu phát WR-T10 để điều khiển Nikon Df từ xa.
Hiệu năng
Do mẫu Nikon Df mà TechRadar thử nghiệm mới chỉ là các sản phẩm mẫu, chúng ta sẽ phải đợi tới ngày máy chính thức phát hành để nhận xét về chất lượng ảnh chụp. Tuy vậy, do Nikon Df có cảm biến và vi xử lý giống như D4, mẫu SLR cao cấp nhất của Nikon, có thể dự đoán rằng Nikon Df sẽ có chất lượng ảnh chụp rất tốt.
Nhờ có độ phân giải chỉ 16MP, Nikon Df sẽ chụp tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng. Nhờ đó, bạn có thể sử dụng Nikon Df trong nhiều trường hợp sử dụng.
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon Df
Chất lượng hình ảnh từ ống ngắm của Nikon Df rất sáng và rõ ràng, cho phép hiển thị nhiều chi tiết. Những người dùng có một bộ sưu tập nhiều ống lấy nét tay sẽ rất thích Nikon Df.
Màn hình lớn của Nikon Df cho phép bạn lấy nét chính xác, song chưa rõ liệu màn hình này có bị vấn đề quá nhấn vào tông màu lạnh như màn hình của D610 hay không. Trong một số trường hợp xấu, bạn có thể chỉnh cân bằng trắng sai dẫn tới ảnh có màu quá ấm.
Hệ thống đo sáng có lẽ sẽ hoạt động ổn định trong phần lớn các trường hợp. TechRadar đã thử nghiệm cảm biến RGB 2.016 pixel và hệ thống Nhận diện Cảnh vật và đạt được kết quả rất tốt.


Thiết kế
Trong khi vẫn có kích cỡ khá lớn, Nikon Df nhỏ hơn nhiều so với D610. Thiết kế của Df cũng góc cạnh hơn khá nhiều.
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon Df
"Hoài cổ" là từ đầu tiên bạn sẽ dùng để nói về Df
Mặc dù Nikon Df cố gắng chạy theo các mẫu SLR xưa cũ của Nikon, các vật liệu hiện đại và một số chi tiết thiết kế vẫn tiết lộ rằng đây là một chiếc máy ảnh hiện đại. Không chỉ có dáng hoài cổ, Nikon Df còn có khả năng chống chịu thời tiết không kém gì D800.
Nikon muốn xây dựng Df trở thành chiếc máy ảnh có trải nghiệm sử dụng thú vị không kém gì những bức ảnh tạo thành. Các thông số quan trọng như tốc độ cửa trập, ISO, bù sáng đều được đưa vào các bánh xe điều khiển phía trên đỉnh máy. Khi lựa chọn tùy chọn 1/3 Step trên bánh xe điều chỉnh tốc độ cửa trập, bạn có thể sử dụng thêm một vòng xoay bánh xe khác, nằm ngay phía trên phần để ngón cái để thay đổi tốc độ cửa trập.
Bạn cần phải mở khóa trước khi chỉnh tốc độ cửa trập và bù phơi sáng bằng cách nhấn các nút khóa nằm ở giữa bánh xe bù phơi sáng và cửa trập. Nút khóa chỉnh ISO nằm ở bên cạnh vòng điều chỉnh, ở góc dưới bên trái của bánh xe bù sáng.
Bạn cũng có thể điều chỉnh X (đồng bộ flash), T (mở cửa trập tới khi nhấn lần thứ 2) và chế độ bulb (mở cửa trập cho tới khi nhả nút). Ở giữa nút chụp có một lỗ nhỏ để gắn dây bấm mềm theo kiểu truyền thống.
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon Df
Phía trên đỉnh máy dày đặc các nút bấm
Ở bên phải phần phía trên đỉnh máy là vòng xoay chọn chế độ MASP. Vòng xoay này là cần thiết vì Nikon Df hỗ trợ cả các mẫu ống kính mới không có vòng khẩu và các mẫu ống cũ có vòng khẩu.
Chế độ lấy nét trên Nikon Df giống như các mẫu SLR mới gần đây của Nikon: khi nhấn nút chọn ở gần mount ống kính và kết hợp với các bánh xe mặt trước và ở mặt bên của máy, bạn có thể chọn các chế độ tự động lấy nét như Single-AF, Continuous-AF…
Bạn cũng có thể tùy chỉnh chế độ đo sáng cho Nikon Df từ mặt sau của máy; một nút bấm mặt trước kết hợp cùng các bánh xe để lựa chọn các chế độ bracket.

Chất lượng ảnh chụp
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Jeremy Walker đã đưa ra những nhận xét ban đầu về chất lượng ảnh chụp của Nikon Df:
"Đúng như bạn dự đoán, Nikon Df có chất lượng chụp rất tốt trong điều kiện chụp thiếu sáng, ISO cao, giúp tạo ra những bức ảnh rõ ràng và sắc nét với ISO 1600 và có khả năng làm được nhiều hơn nữa. Nikon Df là một viên ngọc quí cho những người chụp ảnh trên đường phố hoặc di chuyển nhiều.
Nhưng Nikon Df không chỉ dành riêng cho lĩnh vực chụp ảnh thiếu sáng. Tôi đã chụp ảnh phong cảnh với Nikon Df, đi lên những ngọn núi trong nhiều giờ liền, cảm thấy vừa lòng với chiếc máy nhẹ có thể chụp ảnh rõ ràng và sắc nét. Với những bức panorama của tôi, Nikon Df là một chiếc máy ảnh tuyệt vời. Tôi nghĩ rằng đây là một máy ảnh tốt cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp mang theo để sử dụng làm máy ảnh phụ. Nikon Df nhỏ và nhẹ, và cũng không chiếm quá nhiều chỗ trong túi đựng, giống như FM2 bổ trợ cho F3 vậy.
Tôi dùng Df được 4 tuần, và chắc chắn đã trải qua tất cả các trải nghiệm. Tôi thích Nikon Df, và rất ấn tượng về chất lượng ảnh chụp.
Đây không phải là một bài đánh giá, mà chỉ là những suy nghĩ ban đầu của tôi. Liệu tôi có mua một chiếc Nikon Df hay không?
Chắc chắn là có".
Sau đây là những bức ảnh do Nikon "đặt hàng" Walker chụp bằng Df:
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon Df
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon Df
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon Df
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon Df

Kết luận
Hệ thống điều khiển của Df rất dễ sử dụng, máy cũng khá chắc chắn và tiện dụng. Độ phân giải 16 MP là đủ cho phần lớn các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp – điều này đã được chứng minh qua thành công của Nikon D4.
Tuy vậy, với mức giá gốc lên tới 2650 bảng Anh tại thị trường Anh (tức khoảng 90 triệu đồng), Nikon Df là một chiếc máy ảnh nằm ngoài tầm với của nhiều người. Theo các công ty bán lẻ, mức giá này sẽ không phải là một trở ngại quá lớn nếu như Nikon tung ra được một sản phẩm cuối thực sự chất lượng. Dựa trên những tín hiệu ban đầu, có thể nói Nikon Df chắc chắn sẽ trở thành sản phẩm mơ ước cho các tín đồ nhiếp ảnh trong thời gian tới.

Theo Vnreview

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Sony Cyber-shot RX1R

Thông số kỹ thuật của Sony Cyber-shot RX1R:
Sony_Show_2013-17.
    Cảm biến: CMOS Exmor full-frame, độ phân giải 24,3MP
    Loại bỏ bộ lọc low-pass filter
    Bộ xử lý hình ảnh BIONZ, bộ chuyển analog/digital hỗ trợ RAW 14-bit
    ISO: 100 - 25.600, có thể mở rộng xuống 50
    Ống kính: Carl Zeiss Sonnar T* 35mm f/2 (8 thấu kính trong 7 nhóm, 3 thấu AA)
    Số lá khẩu: 9
    Có vòng chỉnh khẩu độ, vòng lấy nét, vòng chuyển nhanh để chụp macro
    Tốc độ chụp liên tục: 5fps
    Quay phim: 1920 x 1080 pixel, hỗ trợ chuẩn 50p(pal)/60p(NTSC), 30p, cinema 24p
    Định dạng AVCHD 2.0
    Màn hình LCD: WhiteMagic 3 inch, độ phân giải 1.229.000 pixel
    Phóng đại số thông minh Clear Image Zoom 1-2x
    Chế độ Smart Teleconverter crop hình ảnh theo mức 1.4x (tiêu cự tương đương 49mm) hoặc 2x (tương đương 70m)
    Thẻ nhớ: SD/SDHC/SDXC, Memory Stick Duo/Pro Duo/Pro-HG Duo
    Có phụ kiện viewfinder quang học và viewfinder điện tử, miếng kê tay
    Kích thước: 113 x 65 x 70 mm
    Trọng lượng: 482g đã tính pin
    Thời lượng pin (CIPA): 330 tấm

Thông số kỹ thuật Cyber-shot RX100 II:
Sony_Show_2013-19.
    Cảm biến: BSI CMOS, định dạng CX, độ phân giải 20,2 megapixel
    Màn hình: LCD, 3", độ phân giải 1.299.000 điểm ảnh
    Ống kính: Carl Zeiss Vario-Sonnar T * 28-100mm f/1.8 - f/4.9
    Khoảng lấy nét gần nhất: 5cm
    Tốc độ màn trập: 1/2000 giây
    ISO: 125 - 6.400
    Chụp liên tục tối đa 10 ảnh/giây
    Có thể chụp được ảnh RAW
    Quay phim AVCHD 2.0 1920 x 1080 pixel, 50p(PAL)/60p(NTCS) 28Mbps
    Kết nối Wi-Fi và NFC
    Pin chụp được khoảng 330 tấm
    Kích thước: 10,1 x 5,81 x 3,83 cm
    Trọng lượng: 254 g (chưa pin, thẻ) - 281 g

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Olympus Stylus 1

Olympus đã kết hợp 2 dòng sản phẩm rất được ưa chuộng của mình: chiếc compact XZ-2 cao cấp và chiếc máy ảnh chuẩn Four Thirds OM-D E-M5 để tạo ra Olympus Stylus 1, một chiếc máy ảnh "cầu nối" giữa máy phổ thông và máy bán chuyên.
Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Stylus 1
Theo Imaging Resources, các tính năng đáng chú ý trên Stylus 1 bao gồm ống ngắm điện tử, hotshoe, kết nối Wi-fi mạnh mẽ và quan trọng nhất là ống kính i.Zuiko có khả năng zoom quang học 10.7x và khẩu độ f/2.8. Olympus đã học theo Sony ra mắt một chiếc máy ảnh đa năng zoom xa, song với kích cỡ gọn nhẹ và mức giá thấp hơn nhiều so với Sony RX10.
Mặc dù bạn khó có thể đặt Stylus 1 vào túi quần của mình, chiếc máy ảnh này có kích cỡ nhỏ hơn nhiều so với RX10. Ngay cả khi đã gắn ống kính, Stylus 1 chỉ có kích cỡ 116,2 x 87 x 56,5 mm, nhỏ hơn rất nhiều so với kích cỡ 129 x 88 x 102 mm của RX10. Điều thú vị là Stylus 1 được thiết kế gần như giống hệt với mẫu E-M5 của Olympus, vốn có kích cỡ 122 x 89 x 43 mm.
Stylus 1 có cân nặng chỉ 402g khi đã gắn kèm pin và thẻ nhớ, tức là chỉ nặng bằng một nửa so với Sony RX10 (813g). Quan trọng hơn hết, Stylus 1 chỉ có giá gốc 700 USD (tương đương 14,8 triệu đồng, giá tại Mỹ), trong khi RX1 có giá lên tới 1.300 USD (27,5 triệu đồng, giá tại Mỹ). So với cả người anh em Olympus XZ-2 có giá 600 USD (12,7 triệu đồng) thì Stylus 1 vẫn là một bản nâng cấp đáng giá.
Ống kính
Ống kính Zuiko zoom quang học 10.7x của Stylus có tiêu cự chuyển đổi 28-300 mm, vượt xa cả XZ-2 (28 - 122 mm) và Sony RX10 (24 - 200 mm). Tuy vậy, khó có thể nói rằng Stylus 1 là một chiếc máy ảnh ống kính góc rộng. Ống kính Zuiko của Stylus 1 có 12 element, trong đó bao gồm 8 thấu kính phi cầu, và được chia thành 10 group. Stylus 1 có thể lấy nét ở khoảng cách gần nhất là 5 cm trong chế độ Super Macro, 10 cm ở chế độ thường và 80 cm ở chế độ tele.
Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Stylus 1
Trong khi XZ-2 sử dụng nắp đậy gắn liền tự động mở ra mỗi lần bạn bật máy (đồng thời đưa ống kính vào vị trí chụp) gây khó chịu cho nhiều người, Stylus 1 sử dụng nắp đậy ống kính rời tự động, có khả năng bảo vệ ống kính khi được gắn hết cỡ vào thân máy.
Bộ lọc ND tích hợp có thể giảm tới tối đa 3 bước sáng, cho phép kiểm soát  tốc độ màn trập và tránh tình trạng dư sáng khi chụp góc rộng và tạo bokeh, hoặc giảm tốc độ cửa trập để làm rõ chuyển động trong môi trường quá nhiều ánh sáng. Ngoài ra, ống kính chuyển đổi tầm xa (teleconverter) TCON-17X cũng tương thích với Stylus 1, cho phép tạo ra tiêu cự tối đa là 510m trong khi vẫn duy trì được khẩu độ f/2.8, theo tuyên bố của Olympus. Ống teleconverter này hiện có giá gốc tại Mỹ là 200 USD (khoảng 4,3 triệu đồng).


Cảm biến, vi xử lý và hệ thống lấy nét tự động (AF)
Stylus 1 có cảm biến CMOS 12,8 MP kích cỡ 1/1,7 inch chiếu sáng sau, rất có thể là cùng một loại cảm biến với XZ-2. So với các dòng máy compact cao cấp khác, cảm biến của Stylus có kích cỡ khá lớn và rõ ràng là một bước tiến so với các cảm biến 1/2,3 inch mà chúng ta thường thấy trên các camera ở phân khúc cầu nối. Tuy vậy, cảm biến này không lớn bằng cảm biến 1 inch của Sony RX10 và Sony RX100 II – một chiếc máy ảnh bỏ túi thực thụ.
Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Stylus 1
Vi xử lý TruePic VI của Stylus 1 được "vay mượn" từ OM-D E-M5, do vậy có thể nói rằng Stylus 1 có tốc độ xử lý nhanh không kém gì đàn anh của mình. Stylus 1 hỗ trợ ISO từ 100 tới 12800 trong cả 2 chế độ tự động và chỉnh ISO bằng tay. ISO mặc định từ 100-1600. Chiếc máy ảnh này có thể chụp định dạng RAW 12-bit, cũng như ảnh JPEG và RAW + JPEG đồng thời. Chế độ chụp liên tiếp cho phép chụp 7 khung hình/giây ở độ phân giải JPEG tối đa. Tốc độ cửa trập tối đa là 1/2000 giây, song cũng có thể giảm xuống tới 60 giây trong chế độ bulb (chụp phơi sáng).
Với hệ thống lấy nét tự động nhiều điểm 35-vùng, với tính năng lấy nét nhóm 9-vùng, Stylus 1 có khả năng lấy nét một lần và lấy nét liên tục. Stylus hỗ trợ theo dõi lấy nét (tracking), ưu tiên khuôn mặt (Face Priority) và nhận diện mắt (Eye Detect).

Ống ngắm điện tử (EVF) và màn hình LCD
Ống ngắm điện tử của Stylus 1 cùng loại với E-M2, có độ phân giải 1,44 triệu "chấm" với khả năng hiển thị gần 100% ảnh trường và khả năng phóng đại 1,15 lần. Stylus 1 có cảm biến ở gần mắt có khả năng phát hiện khi nào bạn đưa mắt lên gần ống ngắm và tắt màn hình LCD ở dưới.
Màn hình cảm ứng LCD của Stylus có có kích cỡ 3 inch, độ phân giải 1,04 triệu chấm, có khả năng xoay lên trên 80 độ và xoay xuống dưới 50 độ cho phép chụp trong nhiều điều kiện khác nhau. Màn hình cảm ứng cũng có menu điều hướng đơn giản, cho phép bạn thay đổi cài đặt trên giao diện Super Control Panel tương tự như E-M1. Stylus 1 cũng có tính năng Fast Touch AF (lấy nét nhanh trên màn hình cảm ứng) và hệ thống cửa trập giống như các máy ảnh dòng Olympus PEN (E-P5, E-PL5 và E-PM2).
Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Stylus 1

Kết nối Wi-fi
Tính năng Wi-fi của Stylus 1 chắc chắn sẽ làm bạn thích thú. Đây là một trong số ít những mẫu máy ảnh compact được tích hợp bộ điều khiển nhiều tính năng thông qua Wi-fi. Phần lớn các mẫu compact hỗ trợ điều khiển từ xa qua Wi-fi đều chỉ cho phép bạn lấy nét và nhấn cò từ màn hình smartphone.
Song, cũng giống như mẫu Olympus E-M1 cao cấp, bạn có thể sử dụng một chiếc smartphone cài ứng dụng Image Share 2.1 của Olympus để lấy nét và chụp trên Stylus 1, và cũng có thể thay đổi tốc độ cửa trập, khẩu độ, ISO và mức bù sáng của Stylus 1 qua điện thoại. Đây là một tính năng hữu dụng và khá tân tiến.
Và cũng giống như những chiếc máy ảnh có Wi-fi, bạn có thể chia sẻ ảnh từ Stylus 1 lên PC hoặc smartphone/tablet. Olympus cũng đã cung cấp mã QR để đồng bộ hóa trực tiếp tới tablet và smartphone thông qua mạng Wi-fi.
Các chế độ chụp, màng lọc màu
Stylus 1 được tích hợp rất nhiều lựa chọn chế độ chụp rất sáng tạo, cho phép bạn thoải mái thể hiện ảnh chụp của mình. Chế độ đáng chú ý nhất là Photo Story, có biểu tượng hình vuông chia làm 3 bức ảnh trên thanh cuộn chọn chế độ. Photo Story đã từng xuất hiện trên Olympus E-M1 cho phép bạn chụp nhiều bức ảnh cùng lúc và xếp chúng vào một hình nền sáng tạo, ví dụ như một cuốn album ảnh ảo. Trong khi chế độ này không thực sự phù hợp với chiếc E-M1 chuyên nghiệp, Photo Story chắc chắn sẽ thu hút nhiều người dùng hơn trên chiếc Stylus 1.
Stylus 1 có hỗ trợ chế độ Panorama và 11 màng lọc màu "nghệ thuật" như Grainy Film (nhiễu phim), Diorama và Dramatic Tone... Bạn có thể tuỳ ý lựa chọn các màng lọc màu này (chụp nhiều bức ảnh liên tiếp, mỗi bức với một filter khác nhau). Tuy nhiên sau những giờ sử dụng đầu tiên, các biên tập viên của Imaging Resolution không thể tìm ra tính năng HDR tích hợp.
Quay video
Giống như phần lớn các mẫu Olympus khác, Stylus 1 có khả năng quay video Full HD 1080p, song chỉ với tốc độ 30 khung hình/giây. Chất lượng của Stylus 1 cũng chưa thực sự rõ ràng, do E-P1 và E-M1 có chất lượng quay video khá ấn tượng, trong khi XZ-2 và các model tầm thấp khác của Olympus lại có chất lượng quay video khá kém. Stylus có hỗ trợ quay video ở tốc độ 120 khung hình/giây và 240 khung hình/giây. Thời lượng quay video tối đa là 29 phút cho video thường và 20 giây cho video tốc độ cao.
Stylus 1 được trang bị một bộ microphone stereo cho phép giảm tiếng ồn từ môi trường. Bạn cũng có thể lồng tiếng vào ảnh tĩnh với thường lượng tối đa là 30 giây. Rất tiếc, bạn không thể gắn microphone rời vào Stylus 1.
Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Stylus 1
Thiết kế
Điều đầu tiên mà bạn có thể nhận thấy khi cầm Stylus 1 lên tay là máy không quá nặng nhưng vẫn tạo cảm giác rất chắc chắn. Stylus 1 trông rất giống với Olympus OM-D E-M5, với ống ngắm điện tử lồi lên phía trên thân máy và tay cầm có góc tương tự, đồng thời cũng có kích cỡ khá giống. Tuy vậy, do có thân bằng nhựa nên Stylus 1 nhẹ hơn nhiều so với E-M5 thân kim loại.
Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Stylus 1
Khi nhìn từ mặt trước, bạn sẽ thấy Stylus 1 sử dụng chung nhiều yếu tố thiết kế của OM-D E-M5 với phong cách khá hoài cổ và hình dạng khá truyền thống. Tay cầm của Stylus 1 cho phép bạn cầm tay một cách thoải mái và an toàn.
Ống kính kích cỡ lớn là một trong những yếu tố quan trọng nhất của chiếc máy ảnh dành cho người mới tập chơi này. Ống kính của Stylus 1 có nắp đậy có thể tháo rời, có khả năng mở ra tự động thành 4 cánh khi bạn kích hoạt ống kính.
Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Stylus 1
Mặt trước của Stylus 1 là nút Fn2 có thể tùy chỉnh, cùng vòng lấy nét. Bao quanh ống kính là một "vòng điều khiển kết hợp" có thể tùy chỉnh các yếu tố phơi sáng như tốc độ cửa trập hoặc khẩu độ, đồng thời cũng có thể điều chỉnh tính năng lấy nét bằng tay giống như vòng lấy nét ty trên ống kính rời. Vòng điều khiển kết hợp của Stylus 1 có thể được tùy biến để hỗ trợ nhiều chức năng khác.
Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Stylus 1
Phía trên máy có rất nhiều bánh xe (dial) điều khiển, bao gồm một bánh xe điều khiển chế độ ở phía bên trái bao gồm các kiểu phơi sáng PASM quen thuộc, các chế độ Scene, Art Filter và Story Mode cùng 2 chế độ tùy biến. Phía trên ống ngắm là hotshoe có kích cỡ chuẩn cho phép sử dụng đèn flash rời (cần chú ý máy không hỗ trợ microphone rời).
2 bên của ống ngắm là microphone tạo âm thanh stereo. Ở phía bên phải của ống ngắm là bánh xe điều khiển cỡ lớn có tính năng thay đổi dựa trên chế độ chụp hình hiện thời. Bánh xe điều khiển này không có chú thích, và cũng là 1 trong số rất nhiều bộ phận cho phép bạn tùy biến trên Stylus 1. Tiếp tục ở bên phải máy là nút cò với cần gạt zoom. Gần với rìa máy là nút quay video màu đỏ, cho phép người dùng dễ dàng quay video mà không cần để ý tới chế độ chụp. Cuối cùng, ở dưới nút quay video là nút bật/tắt nguồn.
Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Stylus 1
Ở phía sau của Stylus 1 là ống ngắm điện tử khá lớn, có khả năng phóng 1.15x (tương đương 0.58x trên máy 35mm) và hiển thị ảnh trường 100%. Phần lớn mặt sau của máy bị chiếm dụng bởi màn hình cảm ứng LCD 3 inch có khả năng xoay gập giống như trên E-M5 và E-M1. Cũng giống như các mẫu Olympus khác, Stylus 1 có cảm biến để chuyển đổi giữa màn hình LCD và ống ngắm khi người dùng đưa máy lên mắt. Bên trái ống ngắm là bánh xe chỉnh diopter; nút chọn giữa ống ngắm/LCD thủ công nằm bên phải ống ngắm.
Stylus 1 có nút Fn1 có thể tùy biến ở ngay trên phần đặt ngón cái. Ở dưới là 4 nút điều hướng rất quen thuộc với người dùng máy ảnh phổ thông. Nút Playback nằm ở phía trên 4 nút điều hướng này, trong khi nút Menu và Info nằm ở phía dưới. Nút Menu sẽ mở ra hệ thống menu của máy, bạn có thể dùng 4 nút điều hướng và nút OK ở giữa để lựa chọn. Nút Info cho phép bạn lựa chọn nhiều tính năng như level gauge, quang đồ, báo shadow clipping.
4 nút điều hướng bao gồm 4 tính năng chính thường thấy: nút phía trên chỉnh phơi sáng (khẩu độ, tốc độ cửa trập), nút bên phải chỉnh flash, nút phía dưới chỉnh chế độ chụp liên tiếp/chụp từng tấm (drive mode) và hẹn giờ, nút bên trái dùng để chọn điểm lấy nét.
Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Stylus 1
Ở phía dưới của Stylus 1 là khe cắm tripod 1/4-20 quen thuộc, cũng như khe cắm pin Li-ion và thẻ nhớ SD. Rất tiếc, khe cắm tripod ở quá gần so với khe cắm thẻ nhớ/pin, và do đó bạn sẽ không thể thay đổi 2 khu vực này khi chụp với tripod.
Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Stylus 1
Ở 2 bên của máy là các tai cắm dây dạng hình tam giác giống như các mẫu Olympus khác. Phía bên phải của máy có khe cắm USB 2.0/AV/Remote và cổng microHDMI Type-D.
Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Stylus 1
Phía bên trái của máy là nút chọn giữa zoom rộng và zoom tele cho phép zoom mượt nhưng chậm hơn so với cần gạt zoom trên cò. Bạn có thể điều chỉnh tốc độ zoom cho nút bấm này, song lại không thể điều chỉnh tốc độ của cần gạt. Nằm phía trên nút chọn zoom là nút bật flash nằm ngay phía trên ống ngắm. Stylus 1 hỗ trợ hệ thống flash không dây RC của Olympus (FL-50R, FL-36T, FL-300R và FL-600R), cho phép điều khiển 4 kênh flash riêng biệt.
Trải nghiệm sử dụng
Nhờ có tay cầm và phần để ngón cái hơi cong, bạn có thể cầm Stylus 1 một cách thoải mái. Nút cò được bố trí hợp lý để bạn có thể chụp bằng một tay.
Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Stylus 1
Trong khi màn hình của Stylus 1 có độ phân giải cao hơn người tiền nhiệm, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt giữa 1040K chấm (Stylus 1) và 912K chấm là không đáng kể. Ống ngắm điện tử (EVF) có độ phân giải 1,44 triệu chấm là đủ để nhìn rõ song lại không gây cản trở quá nhiều tới tầm nhìn của người dùng. Tầm nhìn trên ống ngắm rất rộng và đủ thoải mái cho mắt người, mặc dù nếu bạn dùng kính bạn có thể phải dí sát kính vào ống ngắm để nhìn đủ khung hình. Ống ngắm cũng có chất lượng hình ảnh rất chính xác, đem lại ảnh sắc nét từ góc này sang góc khác, gần như không bị méo màu.
Do được trang bị EVF nên flash tích hợp của Stylus 1 nằm dưới hotshoe, cho phép Olympus tích hợp bánh xe chọn chế độ vào bên trái và một bánh xe điều khiển tùy chỉnh bên phải. Giống như trên XZ-2, Stylus 1 có bánh xe điều khiển xung quanh chân ống kính. Nhìn chung, số lượng tùy chỉnh cho các bánh xe điều khiển là khá hạn chế: bạn chỉ có thể chọn giữa thay đổi chế độ hoặc độ bù sáng, hoặc lựa chọn xem bánh xe xoay nào sẽ điều chỉnh tính năng nào. Trong một số chế độ, bạn có thể chọn độ bù sáng cho ánh sáng môi trường hoặc độ sáng của đèn flash.
Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Stylus 1
Số lượng tùy chỉnh cho các nút có thể tùy chỉnh lớn hơn so với các bánh xe điều khiển. Bạn có thể lựa chọn gần như là tất cả các cài đặt cho nút Fn1 nằm phía trên máy, nút Fn2 nằm phía trước, nút "record" ở phía trên và nút phải, nút dưỡi ở đằng sau thân máy. Bạn có thể chọn tính năng cho cần gạt nằm xung quanh nút Fn2, lựa chọn hướng tăng hoặc giảm cho Phơi sáng, Menu, lấy nét tay và Zoom. Bạn cũng có thể tùy chỉnh để nút Playback khởi động máy hay không.
Trong khi Stylus 1 có rất nhiều nút bấm/bánh xe điều khiển có thể tùy chỉnh được, số lượng tùy chỉnh mà Stylus 1 cung cấp vẫn còn thua kém so với các mẫu máy ảnh chụp liền cao cấp khác như RX100 hoặc RX100 II của Sony. Nút Fn1 có thể sử dụng 9 tính năng, trong khi nút Fn2 có thể sử dụng 14 tính năng.
Bù lại, nút Fn2 có cách hoạt động khá hay. Thay vì lựa chọn 1 tính năng để gán vào nút Fn2, bạn có thể lựa chọn một số lượng tùy ý trong số 14 tùy chọn. Bấm nút Fn2 sẽ cho phép bạn duyệt qua các tính năng mà bạn đã lựa chọn, tức là bạn có thể lướt qua cả 14 tính năng bằng cách bấm nút này nhiều lần. Stylus 1 sẽ nhớ tính năng mà bạn sử dụng cuối cùng, và sẽ đưa bạn trở lại tính năng này khi bạn nhấn nút Fn2. Tuy vậy, nếu bạn muốn trở lại tính năng sử dụng trước đó, bạn sẽ phải chọn tới 13 lần. Rõ ràng, đây là một thiếu sót đáng tiếc, song Olympus cũng có thể dễ dàng thay đổi thiếu sót này bằng cách sửa firmware trước khi phát hành máy.
Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Stylus 1
Khi nhấn nút OK, Stylus 1 sẽ hiển thị menu nhanh bao gồm 2 nhóm biểu tượng, mỗi nhóm gồm 7 biểu tượng. Bạn có thể sử dụng các bánh xe xoay phía trên và phía trước máy để lựa chọn.
Bánh xe chọn chế độ của Stylus 1 có 2 chế độ tùy biến. Trong 2 chế độ này, máy sẽ lưu lại tất cả các tùy chỉnh mà bạn đã sử dụng trong lần chụp trước. Nhờ đó, bạn có thể tạo ra 2 chế độ riêng (ví dụ như một chế độ chụp ngoài trời và một chế độ chụp trong nhà) và lựa chọn giữa chúng một cách dễ dàng.
Cũng giống như chiếc E-M1, Stylus 1 có thêm chế độ Photo Story với biểu tượng một hình vuông được chia làm 3 phần. Chế độ này cho phép bạn ghép nhiều tấm ảnh vào cùng một bức ảnh "sáng tạo: bạn có thể lựa chọn kích cỡ của sản phẩm cuối, số lượng ảnh gốc được đưa vào bức ảnh kết hợp. Bạn cũng có thể chọn 1 trong 3 loại "Fun Frame" ("khung hình vui nhộn") để tạo ra những bức ảnh có thể in ngay lập tức. Sau khi lựa chọn loại khung hình, bạn có thể chụp lại các tấm ảnh gốc mới để kết hợp cho vừa ý mình.
Màn hình cảm ứng làm việc khá tốt song lại có vẻ hơi hạn chế. Màn hình này có nhiều công dụng, tùy thuộc vào chế độ chụp mà bạn sử dụng, song trong phần lớn các chế độ, tính năng của màn hình cảm ứng chỉ là chọn điểm lấy nét và nhấn cò. Trong chế độ iAuto, màn hình sẽ hiển thị một thẻ nhỏ ở phía bên trái, cho phép bạn chỉnh độ bão hòa màu, cân bằng màu, độ sáng, mức độ làm mờ nền (khẩu độ), khả năng thu lại chuyển động (tốc độ cửa trập) hoặc 1 số mẹo chụp ảnh. Màn hình cảm ứng không hỗ trợ nhiều trong việc lựa chọn menu, trên cả Quick Menu và trên menu chính. Khi mở giao diện Super Control Panel, bạn có thể chạm vào cài đặt mà bạn muốn thay đổi, song sau bước này màn hình cảm ứng chỉ đóng vai trò hiển thị mà thôi. Để thay đổi các tùy chỉnh, bạn sẽ phải nhấn nút Ok và sau đó sử dụng các nút điều hướng để thay đổi.
Thử nghiệm của Imaging Resources được tiến hành trên một phiên bản mẫu (phiên bản firmware 0.9), song trải nghiệm sử dụng là khá dễ chịu. Trong khi Stylus 1 không có khẩu độ f1.8 siêu nhanh khi chụp góc rộng như XZ-2, khẩu độ f/2.8 không thể thay đổi được của máy không quá xa so với khẩu độ f/2.5 của XZ-2 ở chế độ tele. Stylus 1 cũng có ống kính zoom 10.7x cho phép bạn đạt tiêu cự chuyển đổi lên tới 300mm. Trong khi chất lượng ảnh chụp của Stylus 1 chưa được kiểm nghiệm rõ ràng, có lẽ người dùng sẽ sẵn sàng giảm bớt khẩu độ một chút để đạt được tiêu cự cao tới như vậy. Một điểm hơi thiếu sót là Stylus 1 lẽ ra nên có tiêu cự chuyển đổi tối thiểu là 24mm thay cho 28mm, song đây cũng không phải là một vấn đề quá lớn.
Đánh giá nhanh máy ảnh Olympus Stylus 1
Adapter CLA-13 và ống tele TCON-17X có thể nâng tiêu cự lên 510mm trong khi vẫn giữ khẩu độ f/2.8
Một trong những điểm đáng khâm phục nhất của Stylus 1 là máy rất nhạy: độ trễ khi nhấn cò là không đáng kể, bất kể là khi chụp góc rộng hoặc tele tối đa. Điều kì lạ là chụp tele nhanh hơn chụp góc rộng, khác hẳn với các mẫu máy khác. Ở thời điểm này, thông số phóng macro tối đưa chưa được công bố, song các biên tập viên của Imaging Resources khẳng định Stylus 1 chụp macro rất tốt. Tỉ lệ phóng to tối đa có vẻ đã xảy ra ở mức zoom 2.2x, và ảnh chụp được hiển thị rõ ràng 3 màu đỏ, xanh lá và xanh da trời trên MacBook Air 2013 11 inch.
Chế độ quay video của Stylus 1 không có gì đặc biệt. Bạn có thể nghe thấy tiếng zoom hoạt động trong khi đang quay phim. Stylus 1 cũng sẽ tự động lấy nét theo thời gian thực, dù thời gian lấy nét không quá nhanh. Đây không phải là một mẫu máy ảnh dùng để quay các hoạt động thể thao, mặc dù Stylus 1 có hỗ trợ quay phim tốc độ cao 120 khung hình/giây (640 x 480 pixel) hoặc 240 khung hình/giây (320 x 240 pixel).
Cũng giống như các mẫu máy ảnh có cảm biến tỉ lệ 4:3 khác, khi bạn quay phim HD hình ảnh đột ngột bị phóng to (thay đổi tiêu cự thực). Điều này có thể khiến bạn gặp lỗi khung hình khi quay phim, và thậm chí cũng không được khắc phục khi chuyển sang quay ở tỉ lệ 16:9. Tình trạng này không hề diễn ra khi bạn quay phim tốc độ cao.
Nhìn chung, trải nghiệm cầm tay và sử dụng Stylus 1 là rất dễ chịu. Hiện tại, model Stylus 1 được thử nghiệm mới là model mẫu, song rất có thể sản phẩm cuối cũng sẽ có chất lượng tương tự. Do có cảm biến nhỏ hơn, Stylus 1 có thể sẽ có chất lượng kém hơn Sony RX10, song lại có giá thành và kích cỡ dễ chịu hơn rất nhiều. Stylus 1 là một chiếc máy ảnh khá hoàn hảo để mang theo các chuyến đi. Nhìn chung, Stylus 1 hứa hẹn sẽ là một sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong phân khúc thị trường của mình nhờ chất lượng ảnh chụp tốt, kích cỡ nhỏ và giá mềm.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Đánh giá máy ảnh Canon EOS 500D

Sau 14 tháng kể từ khi Canon EOS 450D (Rebel Xsi) ra đời, bỏ qua sự suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như sự cạnh tranh khốc liệt, hãng Canon tiếp tục cho ra mắt máy ảnh số bán chuyên EOS 500D (Rebel T1i) với nhiều cải tiến vuợt bậc.







Mặc dù là chiếc máy ảnh DSLR phổ thông nhưng EOS 500D sở hữu những tính năng giống như dòng chuyên nghiệp. Đầu tiên, ngoài việc thừa hưởng những tinh tế của các dòng máy EOS truớc đây mà gần nhất là 450D, Canon EOS 500D đuợc trang bị cấu hình mạnh với bộ cảm biến APS-C censor cho độ phân giải lên đến 15.1 MP (mega pixels) và có thể tạo ra những tấm hình với kích cỡ 4752x3168 pixels tuơng đuơng kích thước khổ A3 tại 300dpi. Đuợc trang bị chip xử lý DIGIC 4 mới nhất kết hợp bộ cảm biến APS-C CMOS, đẩy cao tốc độ xử lý để tạo ra những tấm ảnh kích cỡ lớn có độ phân giải cao khi chụp ở chế độ liên tiếp 3.4 hình/s cho đến 170 hình ở định dạng JPG hoặc 9 ở định dạn RAW (nguyên bản). Chế độ 14 bit cũng giúp xử lý nhanh và cho không gian màu lớn. Về thiết kế, Canon EOS 500D không khác nhiều so với người tiền nhiệm là EOS 450D, ngoài việc đuợc trang bị cổng HDMI, màn hình LCD 3.0 inch với 920.000 điểm ảnh giúp nguời dùng dễ dàng hơn trong việc duyệt và xem ảnh với độ sắc nét cao. Hệ thống Live View cùng 9 điểm lấy nét giúp nguời dùng dễ dàng định vị khi chụp và sắp đặt bố cục cho bức ảnh. Cũng giống như các dòng EOS trước đây, EOS 500D cũng đuợc trang bị hệ thống tự động làm sạch bộ cảm biến (censor cleaning). Việc này đuợc thực hiện mỗi khi bật hoặc tắt máy và chỉ mất vài giây. Nguời dùng cũng có thể tùy biến bật tắt chế độ này trong phần cấu hình của máy. Về độ nhạy sáng (ISO), Canon EOS 500D có giải ISO từ 100 đến 3200 (mở rộng lên đến 12800, EOS 450D chỉ dừng lại ở mức 1600). Với chế độ ISO này, EOS 500D khử noise khá tốt trong môi truờng ánh sáng yếu.  
Hình chụp với ISO 400 trong phòng chỉ có ánh sáng đèn neon  
Hình chụp với ISO 3200+ buổi tối chỉ với ánh sáng đèn pin  
Ảnh chụp với ISO 200 và ánh sáng tự nhiên  
Ảnh chân dung tại ISO 200 với ánh sáng tự nhiên  
Về ống kính, cũng giống các dòng EOS truớc đây 500D tuơng thích với các loại ống kính EF và EF-S. Mặc định kèm với thân máy là ống Kit 18-55mm hoặc 18-200mm. Phía trên bên phải sau nút bấm EOS 500D đuợc lắp đặt hệ thống nút xoay tròn tùy chỉnh các chế độ chụp: tùy chỉnh (Manual), theo khẩu độ (Av), theo tốc độ (Tv), tự động (P) và một số chế độ khác giúp nguời dùng dễ dàng điều khiển theo môi truờng và hoàn cảnh chụp cũng như thoải mái thử nghiệm để có một sự thiết lập tốt nhất. Canon EOS 500D đuợc trang bị đèn flash đính kèm (build-in flash) với nút đóng mở phía bên trái thân máy. Đèn flash cũng tự đuợc bật lên khi bạn chọn chế độ chụp tự động. Sau EOS 5D Mark II nổi tiếng thì một điểm đặc biệt với EOS 500D đó là chế độ quay phim đạt chuẩn full HD độ phân giải lên tới 1.920 x 1.80 pixel, 20 khung hình/giây (12 phút); 1.280 x 720 pixel, 30 khung hình/giây (18 phút). Đây là một nét mới và đột phá đối với dòng EOS Rebel của Canon. Video đuợc quay bởi EOS 500D cho độ nét cao, màu sắc sống động. Chế độ lấy nét tự động cũng đuợc đưa vào tính năng này giúp người dùng thuận lợi hơn khi quay phim. 
Canon EOS 500D sử dụng thẻ SD (Secure card) và cũng hoàn toàn tương thích với thẻ SDHC. Hình ảnh và video cũng có thể đuợc tải trực tiếp từ máy thông qua các cổng cắm USB và HDMI có sẵn trên thân máy. Là nguời trực tiếp sử dụng EOS 500D, cảm nhận cá nhân của tôi về chiếc máy ảnh này là rất ấn tuợng. So với các dòng máy chuyên nghiệp như 5D mark II thì 500D “phổ thông” quả là một lựa chọn thích hợp. Tuy thiết kế có vẻ “hơi nhỏ gọn”, cầm không đuợc đầm tay nhưng EOS 500D đuợc build khá tốt, cảm giác chắc chắn. Các nút bấm, menus… quen thuộc và hợp lý. Về giá cả 800 USD có vẻ như hơi "chat" so với dòng máy bán chuyên này nhưng về cấu hình tôi hoàn toàn vừa lòng với những gì EOS 500D mang lại. Nếu bạn đang muốn bắt đầu với DSLR hoặc nâng cấp lên từ các dòng EOS truớc đó (350D, 400D, 450D…) thì EOS 500D là một lựa chọn hoàn toàn hợp lý.  
Các thông số cơ bản của Canon EOS 500D: 
• 15.1 Megapixel APS-C CMOS sensor 
• Full HD movie recording with HDMI connection for viewing and playback on an HDTV • ISO 100-3200 (expandable to 12800) 
• 3.4 frames per second continuous shooting 
• Max. 170 large JPEG images in a single burst 
• 3.0” ClearView LCD with Live View mode 
• 9-point wide area AF with cross type centre point 
• High speed DIGIC 4 performance and superb image quality 
• EOS Integrated Cleaning System 
• Full compatibility with Canon EF and EF-S lenses and EX-series Speedlites, including new Speedlite 270EX, TS-E 17mm f/4L and TS-E 24mm f/3.5L II
Theo VnReview

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Tư vấn mua máy ảnh du lịch


Hiện nay chụp hình là một nhu cầu không thể thiếu của rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt với các bạn nữ. Với chiếc máy cho dù chuyên nghiệp hay nghiệp dư thì bạn vẫn có thể chuyển tải được những góc máy cảm xúc rất riêng và lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ của mình.

Để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ, một chiếc máy ảnh du lịch gọn nhẹ, dễ sử dụng sẽ là lựa chọn hay. Tuy nhiên, không phải ai ai cũng có đủ kinh nghiệm để biết chọn lựa được một chiếc máy ảnh như thế nào, ở đâu là tốt, phù hợp với nhu cầu và tiết kiệm.

Dòng máy ảnh du lịch cho mới chủ yếu là thêm tính năng cập nhật mạng Facebook qua phần mềm kèm theo, chụp toàn cảnh Panorama và tích hợp hệ thống chống rung trên thân máy hoặc ống kính giúp hình ảnh rõ nét hơn.


Thị trường máy ảnh số hiện nay ngày càng cạnh tranh giữa các thương hiệu lớn cho phép bạn tha hồ lựa chọn bất kỳ chiếc nào tối ưu nhất tùy mục đích sử dụng. Với giá chỉ từ một vài triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể sở hữu sản phẩm của các thương hiệu danh tiếng như Nikon, Canon, Kodak, Panasonic hoặc Samsung…
Các dòng máy ảnh mới hiện nay được bổ sung thêm nhiều tính năng thông minh như: chia sẻ ảnh lên Facebook, tự động nhận diện khuôn mặt, nụ cười sao cho đạt nhất thì mới chụp, Panorama, màn hình cảm ứng, chống chói, có thể xoay, gập… Tuy nhiên, chúng không phải là tính năng quan trọng. Ở mức độ không chuyên, bạn rất ít khi dùng tới chúng nên không nhất thiết phải ưu tiên chọn những loại này để tiết kiệm chi phí.

Kinh nghiệm chọn mua máy

Trước nay, người chọn mua máy ảnh đều cho rằng chỉ số phân giải là tiêu chí quyết định chất lượng ảnh chụp. Vì vậy, họ mặc nhiên cho rằng máy có số chấm càng cao thì hình chụp càng đẹp. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm, đặc biệt là với những loại máy không chuyên và máy bỏ túi du lịch. Có một vài điều bạn cần lưu ý khi mua máy:

Khả năng chống rung của máy ảnh
Loại máy chụp hình kỹ thuật số bỏ túi có kích thước nhỏ gọn nên việc giữ chặt máy ảnh khi chụp là khá khó. Do vậy, nếu máy không có khả năng chống rung hoặc có nhưng rất ít thì hình chụp bị nhòe, không rõ nét. Khả năng này thể hiện bằng dòng chữ SteadyShot trên vỏ, hộp đựng máy hoặc biểu tượng hình bàn tay trên khung ngắm lúc chụp. Nếu tìm không thấy, bạn có thể hỏi người bán.

Xem pin của máy ảnh:
Nên chọn loại pin sạc (Li-ion) và bộ sạc kèm theo máy vì thời gian sạc nhanh, gọn, bền. Một số máy sử dụng 2 Pin tiểu (AA) rất mau hết Pin, nên thay bằng pin sạc (NiMH) có công suất trên 2000mAh.

Ống kính (Lens):
Ống kính liền với thân máy, có Zoom quang học (Optical) ít nhất là 3x. Zoom quang học cho phép phóng to ảnh muốn chụp mà không làm mất đi chất lượng ảnh. Đừng quan tâm đến thông số “Zoom kĩ thuật số” (Digital Zoom).
- Kiểu thẻ nhớ: Compact flash, Memory stick, XD-picture, Decure Digital, MultiMedia.
- Chế độ hoạt động của đèn flash: tự động, chống mát đỏ, hỗ trợ canh nét.
- Định dạng ảnh: JPEG
Cảm biến:
- Có hai kiểu cảm biến thông dụng: CCD (charge coupled device) và CMOS (complementary metal oxide semiconductor). Cảm biến CCD có nhiều nhược điểm hơn so với CMOS, như tốc độ xử lý hoàn thiện ảnh chậm, tiêu thụ nhiều năng lượng,
- Focus:
Máy chỉ cần có chế độ lấy nét tự động (Auto, AF) là đủ.
- Chọn máy chế độ chụp ảnh tự động thông minh iAuto. Bạnsẽ không còn bận tâm về các thông số chụp nữa, máy sẽ tự động nhận biết để thiết lập các thông số theo điều kiện môi trường, ánh sáng, khoảng cách…
- Chọn máy có các tiêu chí khác như IS – Image Stabalization (ổn định ảnh),Mega O.I.S – Mega Optical Image Stabalizer (chống rung quang học): Đây là những chức năng chống rung giúp giảm độ nhòe của ảnh chụp khi rung tay hoặc Zoom xa mà không có chân chống.
- Máy chụp hình đạt các tiêu chí trên thì thường có độ phân giải không dưới 8.0. Hình chụp có thể rửa ảnh ở kích thước khổ giấy 20×30 cm mà chất lượng ảnh vẫn chưa bị vỡ hạt, hoặc gửi qua email, làm hình nền desktop máy tính…

Bạn nên thử máy ảnh trước khi mua.

Thử qua một lượt bảng điểu khiển xem các nút có dễ thao tác không? Tính khoảng thời gian từ khi bấm nút tới khi lấy hình để xem khả năng bắt hình có nhanh không? Ống zoom hoạt động có nhanh và mượt mà hay không?

Thử chế độ Macro của máy bằng cách chụp hoa hoặc chụp lọ hoa giả trong nhà.

Máy ảnh bỏ túi bấm và chụp (point-and-shoot) thường khả năng chụp xa rất yếu. Khi thử máy, bạn thử tầm 3m trở lại chứ đừng kỳ vọng nó sẽ chụp xa hơn.

Bạn nên thử từ loại rẻ tiền nhất rồi mới đến các loại đắt hơn. Chụp cùng một vật, góc chụp, chế độ ánh sáng để có sự so sánh công bằng.

Nên chọn máy ảnh du lịch Canon hay Sony hay các thương hiệu khác?

Nhắc đến máy ảnh du lịch, một trong những tiêu chí đầu tiên mà người tiêu dùng quan tâm là thời trang. Không khó để đòi hỏi sự thời trang trong một chiếc máy ảnh. Hiện các dòng máy ảnh du lịch thời trang khá được ưa chuộng của hãng Sony tiêu biểu như là dòng W (W320, W380…).

Theo kinh nghiệm của nhiều bạn trẻ đã dùng qua máy ảnh Sony trên các diễn đàn thì máy ảnh Sony sẽ cho ra những hình ảnh không thật và thường sáng hơn so với thực tế. Ngược lại, với Canon, bạn sẽ thu được những bức ảnh có màu sắc trung thực. Tuy nhiên, trừ các dòng máy mới, máy ảnh Canon có vẻ chưa thời trang bằng máy ảnh của Sony.

Riêng về thông số điểm ảnh trên máy ảnh số du lịch hiện nay không còn là tiêu chí quan trọng để cho ra bức ảnh đẹp, mà quan trọng là công nghệ chế tạo ống kính, thông số zoom và dải ISO của máy ảnh. Khi mua máy, các bạn cần chú ý các thông số này.

Cũng thực hiện phép so sánh giữa máy ảnh Sony và Canon, bạn sẽ phải chịu thiệt hơn nếu sử dụng máy ảnh Sony. Mặc dù có số điểm ảnh cao hơn, màu sắc nhìn trên máy ảnh khá tốt, tuy nhiên sản phẩm khi in sẽ tốt hơn nếu bức hình được chụp từ máy ảnh Canon.

Chọn mua máy ảnh du lịch của Sony

Dạo qua một vòng các trang máy ảnh uy tín như Ngọc Camera, Phú Quang, Khánh Long hay Techland Camera, bạn sẽ nhận thấy ngay rằng với cùng thông số (có khi nhỉnh hơn), nhưng máy ảnh Sony vẫn có giá rẻ hơn so với Canon. Điều này là điểm khá lý tưởng cho các bạn trẻ sở hữu một máy ảnh du lịch thời trang giá rẻ.

Chọn máy ảnh du lịch chính hãng hay xách tay?

Đây là một câu hỏi được tìm kiếm nhiều trên Google và trên các diễn đàn. Tâm lý hiện nay của một số người khi tìm mua máy ảnh giá rẻ là lo sợ mua phải hàng giả. Tuy nhiên, trên thực tế thị trường hiện nay chưa có máy ảnh giả, vì thế người tiêu dùng nên yên tâm. Ngoài ra, kinh nghiệm của các thành viên trên diễn đàn cũng cho biết rằng, hầu hết các cửa hàng bán máy ảnh đều có phòng sửa chữa riêng, và dù hàng chính hãng hay không đều được bộ phận kỹ thuật này sửa chữa. Do vậy, vấn đề bảo hành phụ thuộc nhiều vào nơi bán hơn so với phiếu bảo hành chính hãng.

Xét về giá cả, máy ảnh xách tay hiển nhiên có giá thấp hơn máy ảnh chính hãng, tùy vào mỗi loại mà sự chênh lệch khác nhau. Chẳng hạn, với chiếc Canon IXUS 10S có giá chính hãng hơn 9 triệu đồng, nhưng có thể mua nó với giá dưới 5 triệu đồng là hàng xách tay.

Tóm lại, với những kinh nghiệm thực tế trên, với tiêu chí thời trang, rẻ, nhưng chịu thiệt về chất lượng hình ảnh thì bạn có thể chọn Sony. Cũng tiêu chí thời trang (với những dòng mới như IXUS 130 IS/IXY 400F/SD1400 IS, IXUS 210 IS/IXY 10S/SD3500 IS…), một số dòng còn lại thường không được đẹp mắt, giá cao hơn máy ảnh Sony (chênh lệch không nhiều), nhưng tất cả đều cho chất lượng ảnh trung thực, đó chính là máy ảnh Canon.

Nguồn mayanh.edu.vn

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Kinh nghiệm chọn mua máy ảnh du lịch

Chiếc máy ảnh là "đồng minh" không thể thiếu của bạn trẻ để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ đầu năm mới hay những chuyến du xuân ấm áp cùng gia đình và bè bạn
Do đó, khi chọn mua một chiếc máy ảnh, người dùng nên tham khảo những tiêu chí đánh giá cơ bản để chọn được máy ảnh  chi ra những khung hình vừa ý.
Megapixel
Đây là yếu tố quan trọng quyết định độ sắc nét của hình. Số "chấm" cao nghĩa là những bức ảnh chụp có thể in ra ở khổ lớn và chất lượng hình ảnh cao hơn.Với một máy ảnh du lịch, bạn chỉ cần từ 6 đến 10 megapixel là có thể thoải mái sử dụng.
megapixel.jpg
Tốc độ bắt hình
Độ sắc nét không phải là yếu tố duy nhất quyết định tấm hình đẹp, tốc độ bắt hình và lấy nét cũng rất quan trọng. Nếu tốc độ này chậm thì người chụp sẽ khó có thể "bắt"  lại những khoảnh khắc vàng, bỏ lỡ nhiều khung cảnh.
Kích thước và trọng lượng
Chọn máy ảnh để đi du lịch nên ưu tiên cho những yếu tố như trọng lượng, kích thước và kiểu dáng nhỏ gọn thuận tiện với những chuyến đi xa
Kích cỡ màn hình
Màn hình lớn sẽ cho phép xem lại hình ảnh đã chụp dễ dàng hơn. Các máy ảnh số hiện nay thường có kích cỡ màn hình ít nhất là 2 inch, to hơn là 2,5 inch đến 3 inch. Tất nhiên, màn hình càng lớn thì càng tiêu thị nhiều điện năng, do vậy người dùng cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn.
screen_size.jpg
Zoom và lens (ống kính)
Nếu phải chọn lựa giữa một máy ảnh số có zoom quang lớn với một máy có độ phân giải cao thì nên chọn loại có zoom. Thứ nhất, người chụp không phải tiếp cận đối tượng cần chụp. Thứ hai zoom số còn giúp phóng to hình ảnh lên rất tốt. Trên thị trường đã xuất hiện một số camera có ống kính zoom tới 12x, thậm chí 16x hay 18x. Những model với độ zoom lớn này thích hợp cho chụp ảnh thiên nhiên và ảnh thể thao. Tuy nhiên, người dùng nên có một giá đỡ để tránh rung tay làm mờ ảnh.
Tính năng chống rung
Nhiều khi du lịch sẽ gặp phải những điều kiện chụp ảnh không tốt như khi đang di chuyển, xe đang chạy, chụp với tốc độ chậm, môi trường ánh sáng yếu hoặc khi zoom nhiều sẽ có thể xảy ra hiện tượng nhòe hình. Lúc đó, tính năng chống rung sẽ giúp cho người chụp có thể khắc phục được những hạn chế nói trên.
zoom_lens.jpg
Các chức năng phụ trợ
Ngoài ra nên xem xét các chức năng cài đặt thông thường như độ phân giải, dạng macro, chế độ flash cũng như việc xem lại hình ảnh có dễ dàng thực hiện không. Càng có nhiều nút bấm trên máy thì người dùng cũng phải tốn thêm thời gian để xác định chức năng của mỗi loại. Menu quá phức tạp cũng tạo nhiều thao tác mới vào được đến tính năng người chụp cần.
Thẻ nhớ
Để lưu được nhiều bức ảnh đẹp để in nên chuẩn bị thẻ nhớ với dung lượng lớn. Hiện tại trên thị trường, thẻ SD có giá khoảng 100.000 đến 300.000 đồng với dung lượng 4 GB, 300.000 tới 500.000 đồng cho thẻ nhớ 8 GB đến 16 GB.
Hạn chế quay phim bằng máy ảnh
Hầu hết máy ảnh kỹ thuật số đều có thể quay phim. Tính năng này mặc dù khá hữu ích, nhưng hình ảnh quay được có chất lượng và âm thanh không thể so sánh với máy quay phim chuyên dụng. Hơn nữa người dùng lại bị hạn chế về thời gian quay do phụ thuộc dung lượng thẻ nhớ.


Theo vnexpress.net.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Những điều bạn cần biết về máy ảnh


Những điều bạn cần biết trước khi chọn mua máy ảnh
 
Nói không riêng tại các nước công nghệ phát triển, Việt Nam cũng ghi nhận sự xuất hiện của nhiều máy ảnh bán chuyên nghiệp, chuyên nghiệp đến với nhiều người dùng. Chất lượng cuộc sống nâng cao, giá thiết bị giảm cùng xu thế hội nhập sẽ không khó để bạn đầu tư cho một chiếc máy ảnh. Tuy nhiên trước khi quyết định chọn mua bạn nên làm quen với các thông số trên lý thuyết và các khái niệm cơ bản để có những cái nhìn tổng quan về nhiếp ảnh.
Khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh
Mỗi thiết bị ảnh từ chiếc webcam nhỏ gọn được tích hợp trên máy tính xách tay hay đến những chiếc máy ảnh full-frame chuyên nghiệp của Canon, Nikon đều được xây dựng trên cùng một nguyên tắc cơ bản. Khởi nguồn của nhiếp ảnh là một sơ đồ ghi nhận ánh sáng. Khi bạn nhìn thấy một cảnh vật nào đó tức là các nguồn sáng đó đang gửi đến mắt bạn một bản ghi phản chiếu ánh sáng từ vật thể.
Những điều bạn cần biết trước khi chọn mua máy ảnh
 
Những điều bạn cần biết trước khi chọn mua máy ảnh
 
Kỹ thuật phổ biến nhất để ghi nhận ánh sáng đó là việc thu nhận thông qua một ống kính được kết nối với vật liệu cảm quang và ghi nhận hình ảnh. Vật liệu hấp thụ ảnh sáng trước đây là phim mà sau này được thay thế bằng cảm biến điện tử trên các máy ảnh kỹ thuật số. Dù là vật liệu gì thì việc ghi nhận ánh sáng đầu tiên được thực hiện bằng cách mở một màn trập ở đầu cảm quang. Bằng cách điều chỉnh màn trập mở bao nhiêu lâu (tốc độ màn trập), độ nhạy của cảm biến kỹ thuật số (ISO) và lượng ánh sáng được đi qua ống kính (khẩu độ) từ đó người chụp sẽ làm chủ được bức ảnh ghi nhận ở cảm biến.
Vì ánh sáng là thông tin duy nhất được máy ảnh thu thập do đó những bức ảnh chụp trong điều kiện đủ sáng sẽ đẹp hơn so với những bức ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, phức tạp. Khi chụp ảnh thiếu sáng, hoặc là máy phải làm việc vất vả hơn để nhạy sáng với các nguồn sáng yếu (ISO cao hơn) hoặc ta phải chờ khoảng thời gian dài hơn để lượng sáng đi vào ống kính nhiều hơn (tốc độ màn trập chậm hơn). Những lúc đó đèn flash sẽ là “vị cứu tính” cho bạn. Nhưng bù lại bạn phải biết điều chỉnh cân bằng trắng nếu không các vật thể ở gần sẽ quá sáng do gần đèn còn các vật thể ở xa lại thiếu sáng hoặc nếu chụp chân dung chắc chắn sẽ bị hiệu ứng mắt đỏ quen thuộc từ khi bạn chụp ảnh với đèn flash trên điện thoại.
Những điều bạn cần biết trước khi chọn mua máy ảnh
 
Những điều bạn cần biết trước khi chọn mua máy ảnh
 
Cuối cùng, điều quan trọng nhất trong nhiếp ảnh là sự cân bằng. Nếu bạn muốn chất lượng hình ảnh luôn tốt nhất có thể, bạn sẽ cần các thiết bị chuyên nghiệp với giá cả đắt đỏ, thiết kế cồng kềnh. Nếu bạn cần một thiết bị di động cao bạn sẽ phải chấp nhận hài lòng với chất lượng hình ảnh mà thiết bị đó đem lại. Đó chính là lý do bạn nên đọc bài viết này để cân đối nhu cầu và lựa chọn cho mình một thiết bị phù hợp nhất.
Các chìa khóa để kiểm soát một bức ảnh
ISO
Những điều bạn cần biết trước khi chọn mua máy ảnh
 
Mức ISO được đặt trên cơ sở chuẩn hóa của Tổ chức tiêu chuẩn thế giới (International Organization for Standardization) và ISO không chỉ thể hiện độ nhạy sáng cho tất cả các máy ảnh chứ không riêng gì cảm biến. Ban đầu nó được gọi là “độ nhạy phim” vì nó là đại lượng để thể hiện mức độ hấp thụ ánh sáng trên phim và không thể thay đổi. Giờ đây với các máy ảnh kỹ thuật số, ISO đã dễ dàng thay đổi. ISO cao nghĩa là máy (cảm biến) sẽ dễ dàng tiếp nhận ánh sáng (nhạy sáng) và bức ảnh này sẽ sáng hơn (nếu giữ các thông số khác không đổi). Đương nhiên bạn sẽ phải hi sinh như chất lượng màu thay đổi đặc biệt là ảnh sẽ nhiễu hơn.
Những điều bạn cần biết trước khi chọn mua máy ảnh
 
Chất lượng của cảm biến cùng bộ vi xử lý sẽ giúp giảm độ nhiễu khi tăng ISO để bức ảnh trở nên hoàn hảo hơn. Trong thử nghiệm của phóng viên, những thiết bị chuyên nghiệp như Canon 5D Mark III và Nikon D4 cho phép xử lý ISO 12.800 mà chất lượng ảnh tương đương với các thiết bị ở ISO 1000.
Khẩu độ
Những điều bạn cần biết trước khi chọn mua máy ảnh
 
Khẩu độ tức là độ mở của ống kính cho ánh sáng (hình ảnh) đi vào phim hay cảm biến. Khẩu độ mở càng lớn thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại.
Những điều bạn cần biết trước khi chọn mua máy ảnh
 
Tuy nhiên khẩu độ không phải tăng theo các bậc mà có các khẩu độ phổ biến là f/1.4 – 1.8 – 2.8 – 3.2 - … - 11 – 16 – 22… Con số trên càng lớn tức là khẩu độ càng nhỏ. Khẩu độ quyết định đến 2 yếu tốt là độ sáng của hình và độ sâu của ảnh. Như định nghĩa từ đầu thì khẩu độ là “cánh cửa” cho phép ánh sáng đi vào. Nếu cửa mở càng rộng thì ánh sáng đi vào càng nhiều và hình sẽ càng sáng hơn. Một yếu tố khác đó là độ sâu của ảnh. Khi khẩu độ đóng càng nhỏ thì ảnh sẽ có độ sâu hơn khi là khẩu độ mở lớn hơn. Nhiều bạn xem ảnh thường thắc mắc chụp ảnh sao cho “mờ mờ” hậu cảnh hay nhìn các mode teen lung linh hơn chính là nhờ vào độ sâu trường ảnh do khẩu độ quyết định. Bên cạnh đó nếu khéo léo sử dụng khẩu lớn ta còn tạo nên bokeh với hiệu ứng ánh sáng lung linh.
Tốc độ
Ở đây với người mới làm quen với nhiếp ảnh cần chú ý. Tốc độ ta nhắc đến không phải là khả năng chụp được bao nhiêu ảnh trong 1 giây mà là khoảng thời gian màn trập mở để ánh sáng đi vào cảm biến.
Như ví dụ ở trên, khi ta mở cánh cửa ra ở độ rộng nhất định (cố định khẩu độ) thì muốn ghi nhận hình ảnh ta phải cửa trên lại (màn trập đóng). Tốc độ ở đây là thời gian mở cánh cửa trên, mở càng lâu thì ánh sáng lọt vào càng nhiều. Tốc độ được tính bằng 1/giây với các tốc độ tiêu biểu: 1/8000s - 1/6400s - 1/5000s - ... - 1/125s - 1/60s....1s - 2s - ... nhưng trên máy sẽ chỉ hiển thị phần mẫu số. Tức là trên máy con số càng lớn thì tốc độ càng nhanh, lượng ánh sáng vào càng ít.
Những điều bạn cần biết trước khi chọn mua máy ảnh
 
Tốc độ chụp cũng ảnh hưởng đến chất lượng bức ảnh. Cụ thể nếu tốc độ chụp càng chậm thì ảnh càng dễ bị rung. Trong điều kiện thiếu sáng ta thường chụp ở tốc độ chậm để ảnh sáng hơn nhưng ảnh sẽ dễ bị nhòe đặc biệt khi chụp vật thể di chuyển. Để khắc phục ta thường dùng chân giữ máy cố định, cố gắng cố định vật thể hoặc dùng đến các nguồn sáng ngoài. Ở tốc độ cao ta có thể bắt được các khoảnh khắc ấn tượng trong thể thao thậm chí là đường bay của viên đạn. Tuy nhiên khi chụp ở tốc độ chậm cũng mang lại những hiệu ứng nhất định ví dụ như ảnh chụp bánh xe đạp sẽ nhòe nhòe cho ta cảm giác bánh xe đang quay hay chụp phơi sáng với các nguồn sáng di chuyển, phơi sáng thác nước cho dòng nước chảy “mịn như một dải lụa”


Theo Genk